Giới thiệu về pin:
Chúng ta thường đặt ra những câu hỏi như tại sao pin với kích thước nhỏ có thể tích trữ được một lượng năng lượng điện dài có thể chụp nhiều kiểu ảnh, sử dụng vào những máy đo, máy quay, máy công nghiệp…vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu sự ra đời và phát triển của pin bạn nhé.
Pin được phát minh khi nào? 400 năm hay hơn 2000 năm trước?
Một trong những phát minh vĩ đại và đáng chú ý nhất của con người trong 400 năm qua chính là điện. Những dòng điện đầu tiên có thể được tạo ra trước đó, nhưng mãi đến cuối những năm 1800 thì nhân loại mới chứng kiến được những ứng dụng cụ thể của điện. Đó là 250.000 bóng đèn dây tóc thắp sáng Triễn lãm tiêu dùng tại Chicago, Mỹ năm 1893 hay làm một cây cầu bắt qua sông Seine, Paris phát sáng tại Hội chợ thế giới năm 1900.
Tuy nhiên, những dòng điện đầu tiên đã được con người tạo ra từ nhiều năm trước đó. Vào năm 1963, trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt gần Baghdad, những công nhân đã phát hiện ra những “viên pin của người Parthian” có niên đại lên tới 2000 năm nằm trong một hầm mộ cổ. Đây là những viên pin xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người do bàn tay chế tạo của những người Parthian, một dân tộc miền Bắc Ba Tư.
Pin đầu tiên ra đời dựa trên hai điện cực độc lập, do Galvanie sáng chế nên được gọi là Pin Galvanie, được tạo bởi hai thanh kim loại khác nhau được nhúng vào trong hai bình chứa dung dịch muối của chính hai kim loại đó mà nhờ đó tạo ra sự phóng thích điện tử tự do với mức độ khác nhau và vì thế tạo ra điện thế khác nhau giữa hai điện cực và vì thế nếu nối kín mạch hai điện cực này thì sẽ tạo ra dòng điện.
Pin hiện đại sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau nên phản ứng hóa học trong mỗi viên pin là khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều tuân theo một nguyên lý duy nhất : Phản ứng ở cực âm (anode) tạo ra các electron điện tử, và các phản ứng trong cực dương (cathode) sẽ hấp thụ những electron đó. Kết quả là ta có dòng điện. Các pin sẽ sản xuất điện liên tục cho đến khi một hoặc cả hai điện cực bị ăn mòn hết khiến các phản ứng hóa học trên không thể xảy ra.